Ảnh hưởng Thomas Carlyle

Carlyle vẽ bởi John Everett Em.. 

Thomas Carlyle là một văn nhân nổi tiếng cả trong sự kế thừa truyền thống của các nhà phê phán châm biếm theo chủ nghĩa Tory ở thế kỷ XVIII tại Anh và sự lập nên một phong cách phê phán mới dười thời Victorian được gọi là phong cách phê phán sage (sage writing).[41] Tác phẩm "Sartor Resartus" có thể vừa được xem như diễn giải rõ hơn về sự phê phán lộn xộn và mang tính hoài nghi của Jonathan Swift và Laurence Sterne vừa mang một phong cách mới đặc biệt.

Carlyle cũng góp một phần quan trọng trong việc giới thiệu văn học lãng mạn Đức đến Anh. Mặc dù Samuel Taylor Coleridge như là người ủng hộ học thuyết của Schiller, nhưng những nỗ lực của Carlyle để giới thiệu Schiller và Goethe đem lại kết quả tốt hơn.

Sơn dầu, 171 x 143.5 cm.

Uy tín của Carlyle rất cao trong suốt thế kỷ XIX, nhưng giảm dần vào thế kỷ XX. George Orwell gọi ông là "bậc thầy về sự dè bỉu". Thậm chí tại sự chế giễu rỗng tuếch nhất (Khi ông nói Whitman nghĩ ông ta vĩ đại vì ông ta đã sống trong một đất nước vĩ đại), nạn nhân thật sự cũng cảm thấy tổn thương phần nào. Đó là năng lực của một nhà diễn thuyết, người Đàn ông của từ ngữ và dùng nó cho những mục đích cơ bản nhất[42] Tuy nhiên, Whitman mô tả Carlyle đã "Thắp sáng thế kỷ XIX với nguồn sáng của một trí tuệ dồi dào, tinh tế và hoàn toàn trung thực của giai cấp cao quý" và "Chưa bao giờ một sự đi lên của Chính trị có một kẻ thù mà nó thật sự tôn trọng như vậy".[43] Uy tín của Carlyle tại Đức không bao giờ bị suy giảm nhờ vào sự giới thiệu tư tưởng Đức ra thế giới và tác phẩm về tiểu sử của Friedrich Đại Đế. Friedrich Nietzsche có người luôn đối chiếu tư tưởng của mình với Carlyle với một sự tôn trọng,[44][45] xem thường chủ nghĩa đạo đức của ông, gọi ông là "cái đầu rối loạn" trong tác phẩm "Beyond Good and Evil" [46] và đánh giá Carlyle là một tư tưởng gia thất bại trong việc tự giải thoát mình khỏi cái bóng tầm thường mà ông vẫn thường chỉ trích.[47] Sự căm ghét của Carlyle đối với chế độ dân chủ [48] và niềm tin của ông về người lãnh đạo đúng nghĩa không quá gây ấn tượng với  Joseph Goebbels, người đọc tiểu sử của Carlyle về Friedrich cho đến Hitler trong những ngày cuối đời của ông vào năm 1945.[14][49] Nhiều nhà phê bình của thế kỷ XX xem Carlyle như người có ảnh hưởng đến chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc gia. Ernst Cassirer tranh luận trong tác phẩm "The Myth of the State" rằng sự tôn thờ chủ nghĩa anh hùng của Carlyle góp phần xây dựng hình mẫu lý tưởng về những nhà lãnh đạo chính trị trong thế kỷ XX, một phần của hệ tư tưởng chính trị phát xít.[50]

Tác phẩm "Sartor Resartus" gần đây đã được nhiều người cho là một hình mẫu độc nhất vô nhị, dự đoán sự phát triển chính yếu của triết học và văn hóa, từ chủ nghĩa hiện sinh đến chủ nghĩa hậu hiện đại.[51] Có nhiều tranh cãi cho rằng những phê bình của ông về công thức hệ tư tưởng trong tác phẩm "The French Revolution" cung cấp một chứng cứ lịch sử đáng tin cậy về cách mà các nền văn hóa tiến lên để trở thành chủ nghĩa kinh viện (dogmatisms) ép buộc.

Như một người theo chủ nghĩa lãng mạn, Carlyle nỗ lực để tìm sự hài hòa về cuộc sống cảm tính và tự do với lòng tôn trong thực tế lịch sử và chính trị. Nhiều người tin rằng ông luôn bị lôi cuốn bởi những vấn đề của chính chủ nghĩa anh hùng hơn bất kì mục đích đặc biệt nào mà vấn đề được tạo ra. Tuy nhiên, niềm tin của Carlyle trong việc tiếp tục sử dụng nhân loại của người hùng, hay vĩ nhân, được tuyên bố một cách ngắn gọn trong trong phần cuối của tiểu luận về Muhammad Muhammad (Trong tác phẩm On Heroes, Hero Worship & the Heroic in History), trong đó ông kết luận: Các vĩ nhân luôn là ngọn lửa của thiên đường; phần còn lại của nhân loại chờ đợi vĩ nhân như nhiên liệu, và sau đó họ sẽ bùng cháy."[52]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thomas Carlyle http://www.answers.com/topic/thomas-carlyle http://www.criminalbrief.com/?p=8890 http://marshall.thefreelibrary.com/English-Literat... http://www.amacad.org/publications/BookofMembers/C... http://babel.hathitrust.org/cgi/pt?id=inu.30000080... http://www.poetryfoundation.org/bio/leigh-hunt http://www.dumfries-and-galloway.co.uk/people/carl... https://books.google.com/books?id=-oWYBAAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=8Nvdx-4-CzoC&pg=... https://archive.org/stream/myrelationswith00stepgo...